MIỄN TRỪ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ DÂN SỰ
In the past, charitable and governmental institutions could not be sued, with some exceptions, for their wrongdoings.
Trong quá khứ, trừ một số trường hợp ngoại lệ, người ta không thể khởi kiện các tổ chức từ thiện và chính phủ, vì những vi phạm dân sự của các cơ quan đó.
Charitable Immunity
Until recently, charitable institutions such as hospitals and churches were immune that is, exempt from tort liability. They could not be sued in tort for the wrongdoings of their agents or employees that occurred in the course of the charitable activity. This regulation was known as the doctrine of charitable immunity. By 1969, most U.S. states had abolished the doctrine of charitable immunity.
Miễn trừ trách nhiệm của các tổ chức từ thiện
Mãi đến gần đây, các tổ chức từ thiện như bệnh viện và nhà thờ mới được miễn trừ, tức là được miễn trách nhiệm dân sự (trách nhiệm pháp lý về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng). Họ không thể bị kiện về bồi thường thiệt hại vì những vi phạm dân sự của người đại diện hoặc nhân viên của họ đã xảy ra trong quá trình hoạt động từ thiện. Quy định này được biết đến như là học thuyết về quyền miễn trừ của các tổ chức từ thiện. Đến năm 1969, hầu hết các bang của Hoa Kỳ đã bãi bỏ học thuyết này.
To illustrate, in 1969, the Massachusetts Supreme Judicial Court (the highest court in that state) declared that it would abolish the doctrine in the next case involving that issue unless the legislature acted on the matter. This decision caused the Massachusetts legislature to pass a statute in 1971 abolishing the doctrine of charitable immunity in cases arising from a charity's commercial activity and setting a limit of $20,000 on the amount that may be recovered from a charity for torts arising out of charitable activity.
Ví dụ, vào năm 1969, Tòa án Tối cao Massachusetts (tòa án cao nhất ở bang đó) đã tuyên bố rằng họ sẽ bãi bỏ học thuyết về quyền miễn trừ của các tổ chức từ thiện trong án lệ tiếp theo liên quan đến trường hợp này, trừ khi cơ quan lập pháp có ban hành luật về vấn đề này. Quyết định này đã khiến cơ quan lập pháp Massachusetts thông qua một đạo luật vào năm 1971, bãi bỏ học thuyết miễn trừ của tổ chức từ thiện trong các vụ kiện phát sinh từ hoạt động thương mại của tổ chức từ thiện và đặt ra giới hạn 20.000 đô la đối với số tiền có thể được thu hồi từ một tổ chức từ thiện do các vi phạm dân sự phát sinh từ hoạt động từ thiện.
Sovereign Immunity
The doctrine of sovereign immunity, which makes a governmental body immune from tort liability unless the government agrees to be held liable, stems from the old common law rule that "the king can do no wrong”. For hundreds of years, under this doctrine, individuals could not sue the federal, state, or local government for its torts unless a statute allowed a suit for that particular wrong. This doctrine has also been modified by the U.S. Congress, and by statute in many states.
Quyền miễn trừ của quốc gia
Học thuyết về quyền miễn trừ của quốc gia, học thuyết này cho phép quốc gia được miễn trừ khỏi trách nhiệm dân sự trừ khi quốc gia đó đồng ý chịu trách nhiệm, bắt nguồn từ quy tắc thông luật xưa rằng "nhà vua không thể làm điều gì sai trái”. Trong hàng trăm năm nay, theo học thuyết này, các cá nhân không thể kiện chính quyền liên bang, tiểu bang hoặc địa phương về vi phạm dân sự của cơ quan nhà nước trừ khi có một đạo luật cho phép khởi kiện về vi phạm cụ thể đó. Học thuyết này cũng đã được sửa đổi bởi Nghị Viện Hoa Kỳ và bởi các đạo luật ở nhiều tiểu bang.
For example, the U.S. government has waived its sovereign immunity in order to allow civil suits for actions arising out of negligent acts of its agents. To bring such an action, strict rules under the Federal Tort Claims Act must be followed precisely.
Ví dụ: chính phủ Hoa Kỳ đã từ bỏ quyền miễn trừ quốc gia của mình để cho phép các vụ kiện dân sự do những vi phạm phát sinh từ các hành vi vô ý gây thiệt hại của các cơ quan nhà nước. Để khởi kiện, các quy tắc nghiêm ngặt theo Đạo luật Yêu cầu Bồi thường thiệt hại Liên bang phải được tuân thủ một cách chính xác.
Under the Massachusetts Tort Claims Act, public employers (state and local governmental agencies) are liable up to $100,000 for personal injury, property damage, or death, caused by the negligent or wrongful act or omission of any public employee while acting within the scope of employment. In addition, the public employee whose negligent or wrongful act or omission caused the claim cannot be sued if the act occurred while he or she was acting within the scope of employment and if it was not an intentional tort.
Theo Đạo luật Yêu cầu Bồi thường thiệt hại Massachusetts, các công chức, viên chức (cơ quan chính quyền tiểu bang và địa phương) phải chịu trách nhiệm pháp lý lên đến 100.000 đô la cho thương tích cá nhân, thiệt hại tài sản hoặc tử vong do hành vi vô ý gây thiệt hại hoặc vi phạm hoặc vô trách nhiệm của bất kỳ công chức, viên chức nào trong khi thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn được nhà nước giao phó. Ngoài ra, công chức, viên chức có hành vi vô ý gây thiệt hại, vi phạm hoặc vô trách nhiệm dẫn đến việc yêu cầu bồi thường thiệt hại sẽ không thể bị kiện nếu hành vi đó xảy ra khi họ đang làm việc trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được nhà nước giao phó và nếu đó không phải là hành vi cố ý gây thiệt hại.
Before suit may be brought under the act, a claim must be presented in writing, within two years after the cause of action arose to the executive officer of the public employer involved. The public employer has six months in which to pay the claim, deny it, refer it to arbitration, or reach a settlement. Only then may the suit be brought against the public employer, and it must be brought within three years after the cause of action arose.
Trước khi nộp đơn khởi kiện theo đạo luật này, yêu cầu bồi thường phải được trình bày bằng văn bản, trong vòng hai năm kể từ khi phát sinh quyền khởi kiện liên quan đến vi phạm của cơ quan chủ quản của công chức, viên chức đó. Công chức, viên chức đó có sáu tháng để chi trả hoặc từ chối yêu cầu thường thiệt hại, đưa vụ việc ra trọng tài hoặc thỏa thuận giải quyết tranh chấp. Chỉ sau đó, việc khởi kiện cơ quan nhà nước chủ quản mới có thể bắt đầu, và vụ việc phải được khởi kiện trong vòng ba năm sau khi quyền khởi kiện xuất hiện.
Edited by Nguyễn Nhật Linh
コメント