top of page
Ảnh của tác giảNguyễn Nhật Linh

INTERNATIONAL LAW



LUẬT QUỐC TẾ


In its widest sense, international law can include public international law, private international law and, more recently, supranational law. In its narrowest meaning, the term international law” is used to refer to what is commonly known as public international law”. Private international law is also referred to as conflict of laws. Conflict of laws” can also refer to conflicts between states in a federal system, such as the USA.


Theo nghĩa rộng nhất, luật quốc tế có thể bao gồm công pháp quốc tế, tư pháp quốc tế và gần đây hơn là luật siêu quốc gia. Trong nghĩa hẹp nhất của nó, thuật ngữ “công pháp quốc tế” được dùng để chỉ những gì thường được gọi là “luật quốc tế công”. Tư pháp quốc tế còn được gọi là xung đột pháp luật. “Xung đột luật” cũng có thể đề cập đến xung đột giữa các bang trong hệ thống liên bang, chẳng hạn như Hoa Kỳ.


Public international law is the body of rules, laws or legal principles that govern the rights and duties of nation states in relation to each other.


Công pháp quốc tế bao gồm các quy tắc, luật hoặc các nguyên tắc pháp lý điều chỉnh các quyền và nghĩa vụ của các quốc gia trong mối quan hệ với nhau.


It is derived from a number of sources, including custom, legislation and treaties. Article 2 of the Vienna Convention on the Law of Treaties (1969) defines a treaty as 'an international agreement concluded between States in written form and governed by international law ...'. These treaties may be in the form of conventions, agreements, charters, framework conventions or outline conventions. Custom also referred to as customary international law is another binding source of law, and originates from a pattern of state practice motivated by a sense of legal right or obligation. Laws of war were a matter of customary law before being codified in the Geneva Conventions and other treaties.


Nó có nguồn gốc từ nhiều nguồn, bao gồm tập quán, luật quốc gia và các điều ước. Điều 2 của Công ước Viên về Luật Điều ước (1969) định nghĩa điều ước là 'một thỏa thuận quốc tế được ký kết giữa các Quốc gia dưới dạng văn bản và được điều chỉnh bởi luật quốc tế ...'. Các điều ước này có thể ở dạng công ước, hiệp định, điều lệ, công ước khung hoặc công ước phác thảo. Tập quán hay còn gọi là luật tập quán quốc tế là một nguồn luật bắt buộc khác, và bắt nguồn từ một mô hình các tập quán của quốc gia được thúc đẩy bởi ý thức về quyền hoặc nghĩa vụ pháp lý. Luật chiến tranh là một vấn đề của luật tập quán trước khi được pháp điển hóa trong Công ước Geneva và các điều ước khác.


International institutions and intergovernmental organizations whose members are states have become a principal vehicle for making, applying, implementing and enforcing public international law, especially since the end of World War II. The best-known intergovernmental organization is the United Nations, which develops new advisory standards, e.g. the Universal Declaration of Human Rights. Other international norms and laws have been established through international agreements such as the Geneva Conventions on the conduct of war or armed conflict, as well as by other international organizations, such as the World Health Organization, the World Intellectual Property Organization, the World Trade Organization and the International Monetary Fund.


Các tổ chức quốc tế và tổ chức liên chính phủ có thành viên là các quốc gia đã trở thành phương tiện chính để đưa ra, áp dụng,và thực thi luật pháp quốc tế, đặc biệt là kể từ khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Tổ chức liên chính phủ nổi tiếng nhất là Liên hợp quốc, tổ chức phát triển các tiêu chuẩn tư vấn mới, ví dụ: Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền. Các chuẩn mực và luật pháp quốc tế khác đã được thiết lập thông qua các hiệp định quốc tế như Công ước Geneva về tiến hành chiến tranh hoặc xung đột vũ trang, cũng như bởi các tổ chức quốc tế khác, chẳng hạn như Tổ chức Y tế Thế giới, Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới, Tổ chức Thương mại Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế.


Private international law refers to the body of rights and duties of private individuals and business entities of different sovereign states.


Tư pháp quốc tế đề cập đến quyền và nghĩa vụ của các cá nhân và các thực thể kinh doanh của các quốc gia có chủ quyền khác nhau.


It addresses two main questions: 1) the jurisdiction in which a case may be heard, and 2) which laws from which jurisdiction(s) apply. It is distinguished from public international law because it governs conflicts between private individuals or business entities, rather than conflicts between states or other international bodies.


Nó đề cập đến hai vấn đề chính: 1) thẩm quyền xét xử của tòa án quốc gia đối với các tranh chấp, và 2) luật quốc gia nào sẽ được tòa án áp dụng. Luật này được phân biệt với Công pháp quốc tế vì nó điều chỉnh các xung đột giữa các cá nhân hoặc tổ chức kinh doanh, chứ không phải là xung đột giữa các quốc gia hoặc các tổ chức quốc tế khác.


Supranational law, or the law of supranational organizations, refers to regional agreements where the laws of a nation state are not applicable if in conflict with a supranational legal framework. At present, the only example of this is the European Union, which constitutes a new legal order in international law where sovereign nations have united their authority through a system of courts and political institutions. The East African Community, currently a customs union in East Africa, has ambitions to become a political federation with its own form of binding supranational law by 2010.


Luật siêu quốc gia, hoặc luật của các tổ chức siêu quốc gia, đề cập đến các thỏa thuận khu vực trong đó luật của một quốc gia không được áp dụng nếu xung đột với khung pháp lý siêu quốc gia. Hiện tại, ví dụ duy nhất về vấn đề này là Liên minh châu Âu, tạo thành một trật tự pháp lý mới trong luật quốc tế, nơi các quốc gia có chủ quyền thống nhất thẩm quyền của mình thông qua một hệ thống tòa án và thể chế chính trị. Cộng đồng Đông Phi, hiện là một liên minh thuế quan ở Đông Phi, có tham vọng trở thành một liên minh chính trị với hình thức luật siêu quốc gia ràng buộc của riêng mình vào năm 2010.


Edited by Nguyễn Nhật Linh

129 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

CIVIL PROCEDURE

Comments


bottom of page